Kết quả tìm kiếm cho "lượm lặt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 21
Có một đội thiện nguyện sống cho mình vào ban ngày, cho mọi người vào ban đêm. Họ rong ruổi khắp nẻo đường từ phố thị đến làng quê biên giới, mang lại chút bình yên, sự giúp đỡ quý giá đối với người lỡ đường.
Mỗi dịp Xuân về, người người đón Tết, các tòa soạn trình diện tờ báo Xuân, chiêu đãi “bữa tiệc" thịnh soạn nhất dành cho độc giả. Trong ấn phẩm đặc biệt này, phóng viên, biên tập viên dồn tâm huyết, trí tuệ để mang đến cho người đọc những điều ý nghĩa, mới lạ, ít nghe thấy, cùng những hình ảnh đẹp, mới lạ, được trình bày trên bìa ấn phẩm Xuân.
Tọa lạc dưới chân núi Lang Biang cách Đà Lạt hơn 20km, làng Cù Lần là điểm du lịch thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế bởi nơi đây được ví như một thiên đường xanh với tiếng suối chảy, tiếng thông reo, tiếng hót réo rắt của chim rừng.
Một tỉnh thuần nông như An Giang quê tôi, có người chỉ ngang một chuyến đò, phà đã mang tiếng là “về quê” rồi. Dù bao nhiêu tuổi, học hành và làm việc xa hay gần, ai cũng háo hức chờ dịp cuối tuần để tung tăng trên đồng ruộng. Có gì cao sang lắm đâu, chỉ mấy trò vui của tụi nhỏ, lượm lặt trái dại quanh vườn, mà niềm vui nơi phố thị khó so bì cho đặng…
Trong gần một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam luôn có vai trò rất quan trọng trong cổ vũ tinh thần đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm, phản ánh thực tiễn phong phú, sáng tạo của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, phản biện xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. Do vậy, không thể phủ nhận vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam.
Những ngày qua, vùng Bảy Núi đã dần “chuyển trạng thái” sang mùa mưa với rất nhiều nét đặc trưng. Lúc này, miệt bán sơn dã trở nên khác biệt, với nét chấm phá mới của bức tranh thiên nhiên và sự lên ngôi của những đặc sản theo mùa.
Phát hiện rùng mình về một sự kiện xảy ra 3.800 năm trước ở "sa mạc tử thần" Atacama như "lời cảnh báo nghiệt ngã" về một thảm họa có thể lặp lại.
Chẳng biết từ bao giờ, câu ca “Gió đưa gió đẩy/ về rẫy ăn còng/ về sông ăn cá/ về đồng ăn cua” đã thấm vào suy nghĩ của thế hệ chúng tôi. Có lẽ, những ai sinh ra và lớn lên ở chốn quê nghèo, đều gắn tuổi thơ với con cá, con cua và ký ức đó vẫn còn vẹn nguyên cho đến bây giờ.
Lẩn khuất trong nửa mùa nắng và nửa mùa mưa là sắc tím dịu dàng, trong trẻo nhưng đầy thương nhớ của hoa bằng lăng. Loài hoa quen thuộc ấy luôn để cho người ta nỗi nhớ mong xao xuyến, mỗi khi nhìn thấy những chùm hoa tím đung đưa trong cơn gió đầu hè.
Đi chợ về mua được mớ cá lòng tong, cá bống, cá sát nhỏ kho tiêu. Vừa nhìn thấy rỗ cá đang làm, mẹ bật cười: "Hôm nay ăn cá hủn hỉn à?". Lạ quá, rõ ràng những con cá tuy nhỏ ấy nhưng đều có tên gọi riêng, nhưng sao gọi là cá hủn hỉn? Tôi thắc mắc. Mẹ cầm mớ sả nhà trồng trên tay giải thích, ngày xưa người ta vẫn hay gọi các loại cá nhỏ ấy là cá hủn hỉn. Tuy nhỏ bé, quê mùa vậy mà hương vị hủn hỉn ấy là một phần ký ức đẹp của những người con xa xứ, dẫu có đi đâu cũng… nhớ về!
Bên cạnh cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, vùng Bảy Núi (An Giang) còn được biết đến bởi những món ăn mang đậm nét đặc sản rừng thiên nhiên. Các món ăn này không phải muốn là có ngay, mà người ăn cần phải kiên nhẫn đợi đến mùa, nếu ai đó đã từng thưởng thức qua một lần thì sẽ nhớ mãi không quên.
Dù sở hữu những kỹ năng đan lát tuyệt vời với sản phẩm đa dạng và tinh tế nhưng nghề đan lát của người Cơ Tu ở nhiều làng chỉ còn lại trong tiềm thức. Trước nguy cơ mai một của nghề đan lát có niên đại hàng trăm năm này, những người yêu nghề truyền thống đã tìm nhiều hướng đi để khôi phục.